Xu hướng toàn cầu hoá về đo lường
Khi nói đến hệ thống đo lường toàn cầu, người ta nhớ ngay đến mốc lịch sử quan trọng đầu tiên - Công ư ớc mét được ký tại Pari vào ngày 20/5/1875 với 17 nước tham gia. Đây cũng là bước đầu tiên tiến tới hệ đơn vị đo lường đồng bộ trên toàn thế giới và nay là hệ đơn vị đo lường quốc tế SI.
Sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO chính là bước tiếp theo thúc đẩy việc hoàn thiện và sử dụng hệ thống đo lường toàn cầu. WTO đã kêu gọi chính phủ của các nước thành viên thực hiện Hiệp định TBT nhằm dỡ bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại. Yêu cầu của Hiệp định này đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường là minh bạch, dễ hiểu, không phân biệt đối xử và được áp dụng cho tất cả các bên liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp trong giao dịch thương mại. Điều này chỉ đạt được khi các hiệp định thương mại dựa trên sự hài hòa các tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật.
Trong 50 năm qua, Tổ chức quốc tế về đo lường pháp quyền (OIML) đã có những đóng góp to lớn vào việc hài hoà các yêu cầu kỹ thuật và quy trình thử nghiệm trong lĩnh vực đo lường pháp quyền trên toàn thế giới.
Như vậy, các bước để tiến tới hệ thống đo lường toàn cầu là gì?
Hệ thống đo lường toàn cầu được hiểu như một mạng lưới, trong đó nhiệm vụ đo lường được giải quyết theo cùng một tiêu chí trên khắp thế giới. Ví dụ như việc sử dụng thống nhất cùng loại đơn vị đo lường, cùng loại tiêu chuẩn, cùng loại quy trình thủ tục và cùng một cách tính độ không đảm bảo do trên toàn cầu.
Hiện nay, không chỉ Uỷ ban Cân Đo quốc tế (CIPM), Tổ chức quốc tế về đo lường pháp quyền (OIML) mà còn ILAC/IAF đã nỗ lực thành lập hệ thống đo lường và thử nghiệm toàn cầu. Bốn yếu tố thiết lập nên hệ thống đo lường toàn cầu là:
-Hệ thống đồng bộ về quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường pháp quyền;
- Hệ thống đồng bộ về tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo lường khoa học và công
nghiệp;
- Sự thừa nhận của toàn thế giới về dẫn xuất kết quả đo trên cơ sở của hệ