Bản Phân tích dự thảo Luật Đo lường
+ Dự thảo: LUẬT ĐO LƯỜNG CỦA VIỆT NAM
+ Một số vấn đề cụ thể trong dự thảo Luật Đo lườngdo Edward Nemeroff, Cố vấn Dự án USAID/STAR thực hiện "Hoa sen vàng tổng hợp"
Tóm tắt
Theo yêu cầu của Tổng cục Đo lường Chất lượng (“Tổng Cục ĐLCL”), Dự án USAID/STAR xin trân trọng gửi đến Quý Tổng Cục tài liệu bình luận sau đây về Dự thảo Luật đo lường mà chúng tôi nhận được vào tháng 5/2010.
Dự thảo Luật Đo lường của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã được xem xét trên khía cạnh tuân thủ các quy tắc và yêu cầu được quy định trong Hiệp định của WTO về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (Hiệp định TBT) và thông lệ quốc tế tốt nhất. Sự chỉnh sửa dự thảo cùng với việc bổ sung một số điều khoản là điều cần thiết để nội dung luật phù hợp với Hiệp định TBT và cung cấp sự bảo đảm cho các thành viên WTO rằng Việt Nam đang thiết lập một quy trình phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt nhất. Trên thế giới, mục đích của luật đo lường thường để quy định lĩnh vực cần được quản lý; [tuy nhiên] nhiều điều khoản trong các luật đo lường này cũng liên quan đến và áp dụng các thông lệ đo lường tốt nhất được quốc tế chấp nhận trong lĩnh vực tự nguyện.
# Quan trọng nhất là các quy định về đo lường trong nước cần phải tuân thủ các quy định quốc tế về đo lường.
Mỗi quốc gia có cách nhìn nhận mang tính lịch sử riêng đối với việc xây dựng các yêu cầu về đo lường.
Hiệp định TBT (Điều 2.4), quy định nghĩa vụ của các nước thành viên phải xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của mình dựa trên các tiêu chuẩn văn bản quốc tế (các quy phạm) nhằm bảo đảm hài hòa giữa các quy định quốc gia.
Cộng đồng quốc tế đã chấp nhận các hệ thống về đơn vị, tiêu chuẩn đo lường và các yêu cầu đối với các phương tiện đo thông qua các tổ chức hiệp ước (ví dụ Công ước Mét và Tổ chức Đo lường Pháp quyền Quốc tế ). Ngoài ra, các tổ chức đo lường khu vực cũng đang hài hòa hóa các yêu cầu thông qua các nền kinh tế thành viên. Mục đích của các tổ chức này là thúc đẩy thương mại và trao đổi [thừa nhận lẫn nhau] kết quả đo lường. Tài liệu và khuyến nghị của các tổ chức này là các nguồn chính cho việc xây dựng một cơ sở hạ tầng đo lường quốc gia.
Tháng 10/2008, Dự án USAID/STAR đã đưa ra các bình luận đối với Dự thảo Luật Đo lường (dự thảo 8), và lần này, chúng tôi vẫn bảo lưu các ý kiến bình luận trong bản bình luận trên về “phạm vi áp dụng của Luật, sử dụng các thuật ngữ quốc tế, cấu trúc của luật theo hướng Đo lường Pháp quyền, Đo lường Khoa học và Đo lường Công nghiệp, trên cơ sở sử dụng các tiêu đề riêng biệt.
Chúng tôi tin rằng như chúng tôi đã bình luận đối với các dự thảo Luật Đo lường trước đây, Luật nên sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa hoàn toàn dựa trên các thuật ngữ và định nghĩa quốc tế như được định nghĩa trong (a) Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế (VIM) và (b) Từ vựng các Thuật ngữ Đo lường pháp quyền Quốc tế (VIML). Có thể dùng chú thích để chỉ định nghĩa bằng tiếng Việt của thuật ngữ đó.
Chúng tôi thấy có nhiều định nghĩa và thuật ngữ quốc tế tiếng Anh khi được dịch sang tiếng Việt, lại có nghĩa khác đi. Việc này có thể dẫn đến những hiểu nhầm không cần thiết giữa các quốc gia đối tác thương mại. Chúng tôi xin giải thích rằng tiếng Việt không phải là ngôn ngữ chính thống trong WTO hay bất kỳ tổ chức kỹ thuật thế giới nào mà Việt Nam đã ký các Hiệp định Thừa nhận Lẫn nhau.
Chúng tôi xin trình bày chi tiết trong bảng dưới đây một số ý kiến bình luận chính.
Trong bảng, cột thứ nhất là cột số thứ tự giúp xác định phần liên quan cụ thể trong Luật. Cột thứ hai là phần quy định trong dự thảo hiện tại của dự luật. Cột thứ ba là quy định mà chúng tôi khuyến nghị sửa đổi. Phần gạch ngang là phần nội dung chúng tôi khuyến nghị xoá bỏ. Cột thứ tư là cột giải thích tại sao nên sửa đổi như vậy.
Dự thảo: LUẬT ĐO LƯỜNG CỦA VIỆT NAM 1 Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
2 Điều 3. Giải thích từ ngữ
3 (3.2) “Phép đo” là tập hợp những thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo “Phép đo” là quy trình để xác định, thông qua thí nghiệm, một hoặc nhiều giá trị của đại lượng mà có thể được chấp nhận là thuộc tính của một đại lượng. Thuật ngữ này được định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
4 (3.10) “Hiệu chuẩn” là hoạt động trong điều kiện nhất định nhằm xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường với giá trị đo của đại lượng cần đo.“Hiệu chuẩn” là hoạt động trong những điều kiện xác định, trong bước đầu tiên, thiết lập mối quan hệ giữa các giá trị đại lượng với độ không đảm bảo đo do chuẩn đo lường cung cấp và các chỉ số tương ứng với các độ không đảm bảo đo liên kết, và trong bước thứ hai, sử dụng thông tin này để thiết lập mối quan hệ để thu được kết quả đo lường từ một chỉ số. Thuật ngữ này được định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
5 (3.7) “Kiểm định” là hoạt động đánh giá và xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường. “Kiểm định” cung cấp bằng chứng khách quan về việc một đối tượng cụ thể đáp ứng các yêu cầu xác định
Ví dụ: để xác nhận rằng các đặc tính vận hành hoặc yêu cầu pháp lý của một hệ thống đo đã được đáp ứng. Thuật ngữ này được định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
6 (3.5) “Phương tiện đo” là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. “Phương tiện đo” là thiết bị được sử dụng để thực hiện phép đo, [sử dụng ] độc lập hoặc cùng với một hoặc nhiều thiết bị hỗ trợ khác. Thuật ngữ này được định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
7 (3.4) “Chất chuẩn” là dạng đặc biệt của chuẩn đo lường. Chất chuẩn là vật liệu có một hoặc một số thuộc tính bảo đảm độ đồng nhất và ổn định xác định. “Chất chuẩn” – (viết tắt theo tiếng Anh là RM)
là vật liệu đảm bảo đủ độ đồng nhất và ổn định về một số thuộc tính xác định, được tạo lập để phù hợp với sử dụng chủ định trong đo lường hoặc trong kiểm tra các thuộc tính danh nghĩa (nominal properties) Thuật ngữ này được định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
8 (3.4)“Chuẩn đo lường” là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì giá trị của đại lượng đo. “Chuẩn đo lường” –là sự thể hiện mẫu/chuẩn đo lường theo một định nghĩa của một đại lượng nhất định, với giá trị đại lượng xác định và độ không đảm bảo đo liên kết, được sử dụng để tham chiếu
[“Measurement standard” -etalon
realization of the definition of a given quantity, with stated quantity value and associated measurement uncertainty, used as a reference] Thuật ngữ này được định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
9 (3.8)“Thử nghiệm” là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường. “Thử nghiệm” – là việc xác định một hoặc nhiều đặc tính của một đối tượng của đánh giá sự phù hợp, theo một quy trình, Thuật ngữ này được định nghĩa trong ISO/IEC 17000 Đánh giá sự phù hợp — Từ vựng và các quy tắc chung
10 “Chuẩn đo lường quốc gia” hay “chuẩn quốc gia” là chuẩn đo lường mà cơ quan có thẩm quyền quốc gia thừa nhận để được sử dụng trong quốc gia hay nền kinh tế đó làm cơ sở xác định giá trị định lượng cho các chuẩn đo lường khác đối với loại định lượng liên quan Khuyến nghị bổ sung định nghĩa này - theo định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
11 “Chuẩn đo lường Công tác” là chuẩn đo lường được sử dụng thường xuyên để hiệu chuẩn hoặc kiểm định phương tiện đo hoặc hệ thống đo, Khuyến nghị bổ sung định nghĩa này - theo định nghĩa trong Từ vựng các Thuật ngữ cơ bản về Đo lường Quốc tế - Các khái niệm và thuật ngữ liên quan chung và cơ bản (VIM)
12 Dự thảo dùng nhiều thuật ngữ “pháp định” trong các Điều như Đơn vị đo pháp định, phương tiện đo pháp định, phép đo pháp định, vậy tại sao từ đo lường pháp định/pháp quyền lại không được sử dụng trong khi từ này là theo thông lệ quốc tế?
13 “Truyền chuẩn/liên kết” để chỉ truyền chuẩn/liên kết của hiệu chuẩn và phép đo, truyền chuẩn/liên kết là đặc tính của kết quả của hiệu chuẩn và phép đo này mà theo đó có thể liên quan đến các định nghĩa đơn vị đo thông qua một chuỗi so sánh không gián đoạn, trên cơ sở tất cả đều có độ không đảm bảo đo xác định. Bổ sung định nghĩa quốc tế về truyền chuẩn/liên kết
Điều 15. Các loại phương tiện đo
1. Phương tiện đo pháp định gồm các phương tiện đo được sử dụng vào mục đích định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán; bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác theo quy định của pháp luật.
Danh mục các phương tiện đo pháp định do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền ban hành.
2. Phương tiện đo khác gồm các phương tiện đo không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phương tiện đo không quy định trong danh sách các phương tiện đo pháp định sẽ không được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh tóan; bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Điều 15.2 có thể được hiểu là phương tiện đo không có trong danh sách có thể được sử dụng cho phép đo pháp định.
Mục 2 : PHƯƠNG TIỆN ĐO
Điều 14. Yêu cầu chung đối với phương tiện đo
1. Các đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn. .
2. Các thông số về kỹ thuật và về đo lường cơ bản của phương tiện đo phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn hoặc trong tài liệu do tổ chức đó giữ.
.
Trong hầu hết các trường hợp, thông thường, khó có thể thể hiện các đặc tính kỹ thuật đo lường ngay trên phương tiện đo liên quan.
Điều 16. Quản lý về đo lường đối với phương tiện đo pháp định
1. Phương tiện đo pháp định phải thực hiện một hoặc các biện pháp quản lý về đo lường sau đây: Phương tiện đo pháp định phải được sử dụng để thực hiện một hoặc các biện pháp quản lý về đo lường sau : Thêm cụm từ “được sử dụng” thì câu mới có ý nghĩa
Điều 18. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo
Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định.
3. Tuân thủ quy định về bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện.
Điều 18. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo
Hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định.
3. Tuân thủ quy định về bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã thực hiện.
Việc kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo nên tuân theo một chu trình được xác định từ trước, và trong hầu hết các trường hợp, do nhà sản xuất phương tiện đo đó xác lập. Dường như mục 1 của Khoản này mâu thuẫn với mục 3.
Điều 19. Điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo
1. Tổ chức được chỉ định kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền chỉ định.
b) Được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền chỉ định. Quy định này có thể trái với nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là một quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Thừa nhận Lẫn nhau ILAC.
Điều 13. Quản lý về đo lường đối với chuẩn chính, chuẩn công tác Điều này có thể được thay thế bằng quy định rằng các phòng thí nghiệm duy trì/lưu giữ chất chuẩn và chuẩn công tác phải được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.
Điều 17. Quản lý về đo lường đối với phương tiện đo khác Quy định của Điều 17 sẽ được bao phủ nếu [có quy định về việc] phòng thí nghiệm được công nhận.
Điều 18. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo Quy định của Điều 18 sẽ được bao phủ nếu [có quy định về việc] phòng thí nghiệm được công nhận.
Điều 19. Điều kiện hoạt động của tổ chức được chỉ định kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo Quy định của Điều 19 sẽ được bao phủ nếu [có quy định về việc] phòng thí nghiệm được công nhận.
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
27. a) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của khách hàng, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;.
27. b) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm của khách hàng, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu Quy định này vi phạm ISO/IEC 17025
Chương VI – Kiểm tra, Bồi thường thiệt hại, thanh tra, xử lý vi phạm về đo lường Tiêu đề của chương này nên thay bằng “Thực thi” Vì như vậy sẽ phù hợp với thông lệ quốc tếBình luận chung
Chúng tôi cũng đã xem xét yếu tố rằng Việt Nam có những khó khăn nhất định khi dùng những thuật ngữ “Đo lường pháp định/pháp quyền, đo lường khoa học và đo lường công nghiệp”. Tuy nhiên, cấu trúc tổng thể của Luật nên tương thích với thông lệ quốc tế.
Luật đo lường nên được cấu trúc như sau:- Phạm vi điều chỉnh- Định nghĩa- Cơ sở hạ tầng đo lường quốc gia- Bao gồm tên của tổ chức dưới Bộ Khoa học Công nghệ (Tổng Cục TCĐLCL?)- Chính sách quốc gia về đo lường- Đơn vị đo lường pháp định- Minh bạch hóa về thông tin đo lường- Các quy định về đo lường [thực chất nội dung là Đo lường pháp định/pháp quyền]- Thực thi- Các điều khoản về tài chính Cấu trúc của Luật nên nhóm các phần liên quan đến nhau trong Luật.
Ví dụ:
Tên Chương = Cơ sở hạ tầng đo lường quốc gia thì sẽ bao gồm những phần sau của dự thảo Luật
- Chương I Điều 6 – Chính sách của nhà nước về đo lường
- Chương II – Đơn vị đo lường
- Chương III – Chuẩn Đo lường, Phương tiện đo
- Điều 11 – Hệ thống chuẩn đo lường
- Điều 12 – Quản lý về đo lường đối với chuẩn quốc gia
- Chương VII – Trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường
# Chúng tôi nhận thấy phần Truyền chuẩn cho các phương tiện đo quốc gia từng được quy định trong dự thảo tháng 8 năm 2009 đã bị bỏ trong dự thảo tháng 5 năm 2010; chúng tôi khuyến nghị rằng phần này nên được quy định trong Luật. ----------- tiếp theo -----------
Vấn đề chung trong dự thảo Luật Đo lường áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong họat động đo lường
1. Về việc phân loại (từ đó xây dựng các định nghĩa) các hoạt động đo lường: theo tôi mục đích là chưa rõ ràng vì ngòai Điều 20 thì không thấy thể hiện việc sử dụng phân loại này ở đâu trong Dự thảo. Bên cạnh đó đề xuất chia các hoạt động đo lường làm ba dạng: pháp định, công nghiệp và khoa học còn chưa ổn do còn khá chồng chéo, ví dụ như có nhiều hoạt động vừa thuộc dạng đo lường pháp định vừa thuộc dạng đo lường khoa học, nhiều hoạt động vừa thuộc dạng đo lường công nghiệp vừa thuộc dạng đo lường khoa học. Do đó trước tiên cần làm rõ về nhu cầu và mục đích của việc phân loại các hoạt động đo lường, tiếp sau đó mới là xây dựng các định nghĩa, mô tả cho từng hoạt động.
2. Về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong họat động đo lường: Một băn khoăn của tôi là về thành ngữ được chỉ định trong khái niệm “tổ chức thử nghiệm, kiểm định được chỉ định” (Chương III, Điều 18). Theo ý tôi dùng thành ngữ đạt chuẩn thay cho thành ngữ được chỉ định.
3. Về hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu các phương tiện đo lường: Ngòai các hoạt động cơ bản như hiệu chuẩn định kỳ, liên kết các chuẩn quốc gia thì trong bối cảnh hòa nhập quốc tế hiện nay cần quy định rõ về việc công nhận song phương các kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo...
-Điều 3: Định nghĩa hơi dài, dùng từ lặp lại. Có thể bỏ bớt 2 từ như sau: “Kiểm định là hoạt động đánh giá và xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường
-Điều 15, Điều 18: Tôi băn khoăn về thuật ngữ “được chỉ định”, có lẽ thay bằng “đạt chuẩn” sẽ phù hợp hơn.
-Điều 18: Chưa nêu rõ trong Luật về việc “chỉ định” được đề cập trong Điểm (d) “Được cơ quan nhà nước quản lý về đo lường chỉ định”
-Điều 19, khoản 2: Định nghĩa chưa chính xác trong câu “Kết quả đo phải bảo đảm dẫn xuất đến giá trị đo của chuẩn đo lường thông qua một chuỗi không đứt đoạn các hoạt động hiệu chuẩn, kiểm định”.
-Điều 20, khoản 1: Câu không rõ nghĩa “Phép đo pháp định bao gồm các phép đo sử dụng vào mục đích định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán; bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường; phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp, các hoạt động công vụ khác”
-Điều 25, khoản 2, điểm e: “Phí” được nhắc tới đây là các phí gì? Nếu là các chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh nói chung thì không cần đề cập, nếu là phí đặc thù của hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện đo thì cần định nghĩa rõ hơn về khỏan phí này.
-Điều 27, khoản 1, điểm a và khỏan 2, điểm b: nên dùng thống nhất trong các điều/khoản/điểm khác nhau khi liệt kê các hoạt động. Cụ thể là nên bổ sung thêm hoạt động “lưu giữ”.
-Điều 28, khoản 1, điểm a: Theo tôi “Công bố” là nghĩa vụ chứ không phải quyền lợi của tổ chức/cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn.
-Điều 29, khoản 2, điểm c: Theo tôi điểm này có thể theo các quy định chung để thực hiện nên không cần thiết phải viết thêm thành một điểm riêng.
-Điều 32, khoản 2: “Hệ thống chuẩn đo lường” ở đây là gồm những cấp nào?
-Mục 2 (trang 15): Nên đưa định nghĩa về Đoàn kiểm tra (Điều 41) lên trước Điều 37 hoặc bổ sung vào khoản đầu tiên của Điều 37 ý sau: “1. Kiểm tra đo lường được thực hiện bởi Đoàn kiểm tra theo quy định của Điều 41 của Luật này”.
-Điều 36, khoản 2, điểm c: chi tiết quá, có thể bỏ đi
-Điều 36, khoản 2, điểm đ: bổ sung các hoạt động vận chuyển, lưu giữ
-Điều 38, khoản 1: từ kế hoạch bị lặp lại làm câu không rõ.
-Điều 40, khoản 1: nên bổ sung cho quyền hạn của cơ quan kiểm tra đo lường chức năng “đánh giá và xử lý kết quả kiểm tra đo lường”
-Điều 40, khoản 1, điểm c: Điều 43 chỉ nói về Đoàn kiểm tra chứ không đề cập tới Cơ quan kiểm tra.
-Điều 40, khoản 1, điểm d: Nên thay thuật ngữ “quyết định của đòan kiểm tra” bằng “Kết luận (hoặc kết quả) trong Biên bản của Đoàn kiểm tra”.
-Điều 42: nên trình bày thành 2 khoản riêng biệt về quyền hạn và nhiệm vụ.
-Điều 42, khoản 3: Nên đề xuất rõ là tạm dừng trong khoảng thời gian nào (ví dụ như đến khi có quyết định của Cơ quan kiểm tra đo lường hoặc đến lần kiểm tra tiếp theo).
-Điều 42, khoản 6 : Chức năng kiến nghị này là của Đòan kiểm tra hay của Cơ quan kiểm tra đo lường?
-Điều 43, khoản 1, điểm a: Tương tự như trên, việc yêu cầu tạm dừng này sẽ có hiệu lực đến khi nào? Điểm này đang đề cập tới chuẩn đo lường nên cần sửa câu “để bảo đảm phương tiện đo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định” thành “để bảo đảm chuẩn đo lường phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định”.
-Điều 43, khoản 1, điểm b: Tương tự như trên, việc yêu cầu tạm dừng này sẽ có hiệu lực đến khi nào?
-Điều 43: Trong quy trình xử lý vi phạm cần bổ sung chức năng Thông báo (kiến nghị) lên Cơ quan chủ quản hoặc các cơ quan chức năng khác (như đã đề cập trong Điều 42).
-Điều 43, khoản 2, điểm c: trùng ý với Điều 42, khoản 5 và 6.
-Điều 43, khoản 2, điểm d: Đề nghị làm rõ thuật ngữ “theo quy định” ở đây là muốn nhắc tới quy định nào?
-Trong Dự thảo có quy định khá rõ về trình tự và thủ tục kiểm tra nhưng chưa có quy định về trình tự và thủ tục chung cho các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn và thử nghiệm cũng như quy định về công nhận các kết quả kiểm định của nước ngoài.
-Điều 43, khoản 1: Các công tác kiểm tra đột xuất có được dự trù trước kinh phí hay không?
-Điều 43, khoản 1: Câu này cần giải thích rõ hơn!
-Điều 47, khỏan 3: Để xác định số tiền thu lợi nên có quy định về cách xác định thời gian vi phạm. Thông thường thời gian này được xác định bắt đầu từ lần kiểm định cuối
cùng (hoặc trong trường hợp đặc biệt thì thậm chí có thể lấy mốc từ lúc bắt đầu sử dụng phương tiện đo).Bài viết do Hoa sen vàng tổng hợp