Sai phạm ngay chính tại các trạm cân lưu động

Thứ sáu - 12/09/2014 15:39 5395 0
Trạm cân lưu động để kiểm tra tải trọng sự cố cân sai trên, dư luận địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đang đặt câu hỏi các trạm kiểm soát tải trọng xe di động có chính xác
Trạm cân lưu động có chính xác và công bằng cho tất cả các loại xe tải - KHÔNG
Trạm cân lưu động có chính xác và công bằng cho tất cả các loại xe tải - KHÔNG
(hoasenvang.com.vn) tiếp theo loạt bài phân tích và nhận định của các phóng viên khi theo dõi diễn biến mới tại các trạm cân lưu động - và các phản ánh của chủ doanh nghiệp khi bị xử phạt hành chính - hạy tìm hiểu lý do - giải pháp và cách xử lý của các cấp chính quyền....Tìm hiểu hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe, PV đã phỉa lặn lội để có mặt tại trạm đặt ngay đầu nối với QL1. (cán bộ trạm cân) cho biết, từ sáng đến giờ (21h), trạm mới chỉ cân được hai trường hợp. Từ 21h đến 24h, chúng tôi cũng chỉ chứng kiến thêm bốn trường hợp chở quá tải trọng được lực lượng chức năng kiểm tra. Cả bốn trường hợp này đều chở quá tải trọng cho phép. Trong số này, có ba xe vi phạm nghiêm trọng như xe BKS xxx xxx của doanh nghiệp tư nhân chở hàng vượt tải trọng thiết kế tới 197%; xe BKS xxx xxx chở xi măng vượt quá tải 190,4% và xe tải BKS xxx xxx chở quá 220,0%.


Hàng loạt bất thường ở trạm cân bị doanh nghiệp vận tải kiện

Đến đầu tháng 7, cân điện tử mới được dùng trở lại, trong quá trình đặt tại Km 17 + 800, trên quốc lộ 27 thì để xảy ra mất máy tính, nguyên nhân do một số cán bộ bỏ ca trực, thiếu người và…ngủ gật dẫn tới mất trộm.

Bao nhiêu doanh nghiệp đã bị xử phạt oan?
Đưa vào hoạt động được hơn 5 tháng, thì có đến 3 lần trạm cân điện tử do Thanh tra giao thông (Sở GTVT Đắk Lắk) quản lý phải ngừng hoạt động vì gặp “sự cố” và buộc phải dùng cân xách tay thay thế gây nên những sai số lớn khiến doanh nghiệp vận tải bức xúc.

Từ tháng 2/2014, Thanh tra giao thông (TTGT, Sở GTVT Đắk Lắk) được Tổng Cục đường bộ (Bộ GTVT) cấp trạm cân điện tử lưu động để cân kiểm soát tải trọng. Trong khi các địa phương triển khai hoạt động từ tháng 4, thì ở Đắk Lắk mãi đến tháng 5/2014 mới đưa vào hoạt động. "Tuy nhiên, chưa đầy 1 tháng, cân điện tử phải chuyển ra Hà Nội sửa chữa vì gặp sự cố. Trong thời gian chờ sửa cân hơn nữa tháng, TTGT phải dùng cân xách tay thay thế".

*Người dân nói gì ? : Ngày nào cũng thế, xe quá tải chạy rầm rầm qua đây. Ngoài xe chở xi măng còn có các xe chở vật liệu cung cấp cho các nhà máy này. Cùng đó là hàng đoàn xe tải hạng nặng chở đất đá phục vụ Khu công nghiệp đang san lấp mặt bằng, xe tải chở vật liệu xây dựng, xe hàng xe container đầu kéo, nhiều xe như bò trên đường tiếng động cơ gầm rú, khói đen nhả mịt mù – thế mà bảo không quá tải – không hư hỏng đường là sao ?. 

Đến đầu tháng 7, cân điện tử mới được dùng trở lại, trong quá trình đặt tại Km 17 + 800, trên quốc lộ 27, thuộc huyện Cư Kuin thì để xảy ra mất máy tính, nguyên nhân do một số cán bộ bỏ ca trực, thiếu người và…ngủ gật dẫn tới mất trộm.

Sự cố mới đây nhất là ngày 4/9, tại Km 712 + 500 trên quốc lộ 14 thuộc phường Tân An (Tp. Buôn Ma Thuột), TTGT dùng cân xách tay kiểm tra tải trọng 2 xe container BKS 47P – 1783 của Công ty TNHH vận tải ô tô An Phước và xe BKS 79C – 03.281 của Công ty TNHH vận tải và thương mại Minh Thảo từ Đắk Lắk đi Khánh Hòa, cho ra kết quả xe vượt tải từ 20-50% khiến doanh nghiệp “choáng váng”.


1209-hoasenvang-tram-can-dien-tu-luu-dong-1

Dù các doanh nghiệp đề nghị TTGT cân đối chứng, tuy nhiên phía TTGT không tiếp nhận ý kiến, ngược lại thách thức doanh nghiệp kiện ra tòa. Doanh nghiệp làm căng “kiện” lên Sở GTVT, lúc này TTGT mới “xuống nước” cho 2 xe vi phạm đi cân đối chứng.

TTGT sau đó thừa nhận cân xách tay bị sai lệch, hủy biên bản vi phạm, thả xe để doanh nghiệp tiếp tục lưu thông.

Sau sự việc ồn ào trên, thêm một lần nữa, TTGT buộc phải cho trạm cân ngừng hoạt động, làm báo cáo gửi UBND tỉnh, Tổng Cục đường bộ giải trình nguyên nhân, gửi cân đi kiểm định lại.

Tuy nhiên, theo thông tin của PV , trước đó 1 ngày (3/9), TTGT đã cân kiểm tra tải trọng bằng cân điện tử đối với ô tô tải BKS 47C – 036.26 chở cà phê, cho ra kết quả quá tải lên đến 25,9% và bị tài xế phản ứng.

*Đằng sau tay lái lụa : Có một điểm chung tại đây khi CSGT yêu cầu dừng xe, tất cả các lái xe đều gọi điện thoại cầu cứu. Khi không gọi điện được thì quay đầu xe và nhiều xe do không thể quay đầu đã chủ động lùi xe với vận tốc khá cao để tránh bị kiểm tra khi CSGT ra hiệu lệnh dừng xe để đưa vào trạm. Một điều hành viên cho biết: “Nhiều lái xe rất manh động. Cách đây hơn một tháng tôi đã phải bám vào cánh cửa xe để tránh bị xe đâm khi xe quá tải cố tình vượt trạm”.

TTGT sau đó cân đối chứng bằng cân xách tay, kết quả vượt tải 5,5% (trong phạm vi cho phép) và xe 47C – 036.26 được…tha.

Một câu hỏi được đặt ra, tại sao TTGT biết cân điện tử hư (trong ngày 3/9) nhưng vẫn duy trì cân đến chiều 4/9 mới gửi đi sửa chữa. Và tại sao, trước đó cân xách tay được TTGT dùng cân đối chứng xe 47C – 036.26 cho kết quả đúng, sáng ngày 4/9 khi cân 2 xe container của Công ty vận tải An Phước và Minh Thảo lại cho sai số gần 10 tấn? Như vậy, cân xách tay bị hỏng hay do người vận hành cân sai? 


1209-hoasenvang-tram-can-dien-tu-luu-dong-2

Về những nghi vấn trên, ông Lê Công Chức – Chánh Thanh tra Sở GTVT Đắk Lắk cho biết, hiện vẫn chưa biết được nguyên nhân sai do đâu, phía TTGT đang chờ kết quả kiểm định lại từ cấp trên, lúc đó mới xác định được lỗi do cân hay do người vận hành.

Tuy nhiên, theo ông Chức, không loại trừ khả năng cân bị sai lệch là do người vận hành.
 
*Ông Phạm Đông Thanh – Giám đốc Công ty vận tải An Phước cho biết: “Về nguyên tắc, để cân kiểm tra tải trọng chính xác, trạm cân phải được đặt nơi bằng phẳng, tổ cân phải đảm bảo cho các bánh xe không bị kênh, bấp bênh, nếu không trọng tải sẽ bị đổ dồn lên một bánh gây sai lệch. Hôm xe doanh nghiệp bị cân kiểm tra, tổ cân đã không làm theo quy trình này, chúng tôi thắc mắc nhưng không được tổ cân lưu tâm. Do đó, tôi nghi ngờ tổ cân cố tình cân sai”.

Sau sự cố cân sai trên, dư luận địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đang đặt câu hỏi, ngoài 2 doanh nghiệp vận tải An Phước và Minh Thảo bị cân sai, liệu trước đó đã có bao nhiêu xe, doanh nghiệp vận tải đã bị xử phạt oan sai từ sự cố cân của TTGT.

Bởi theo như thống kê từ TTGT, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8/2014, đã có 216 biên bản vi phạm quá tải được lập, trong đó có 194 biên bản có quyết định xử phạt với tổng số tiền gần 800 triệu đồng.

Vị trí đặt trạm cân có vấn đề

Từ tháng 5/2014, TTGT tỉnh Đắk Lắk mới triển khai trạm cân lưu động để kiểm tra tải trọng và chọn 5 vị trí đặt trạm cân gồm quốc lộ 14 (đoạn phía Nam và Bắc TP. Buôn Ma Thuột), quốc lộ 26, 27 và tỉnh lộ 2 (TP. Buôn Ma Thuột đi huyện Krông Ana).

Lúc mới triển khai, trạm cân lưu động được đặt tại quốc lộ 26 (huyện Krông Pắk) cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 10km. Vị trí đặt cân đã không phát huy hiệu quả khi các xe chở nông sản lưu thông trên quốc lộ 14 từ hướng tỉnh Gia Lai đi Đắk Lắk, khi đến địa bàn huyện Krông Búk thì rẽ vào quốc lộ 29, chạy xuyên qua huyện Krông Năng - Ea Kar vô tư ra quốc lộ 26 cách khu vực đặt trạm cân không xa, ung dung chở hàng xuống TP. Nha Trang (Khánh Hòa) mà không gặp sự cản trở nào.

*Luận điệu: Điều mà phóng viên hay đặt ra khi phỏng vấn các trạm trưởng trạm cân xe tải lưu động đề cập tới việc nhiều xe đang tập trung ở khu vực trước và sau trạm cân chờ “giờ vàng” vượt trạm – tại sao không có biện pháp để xử lý triệt để. Tuy nhiên cũng không có động thái gì về việc xử lý hay không xử lý. Thế mới biết cái “luật” đi trước công văn giải trình, đề nghị, thông tư hướng dẫn và xử phạt đi theo sau,....


1209-hoasenvang-tram-can-dien-tu-luu-dong-3

Trạm cân sau đó được TTGT chuyển về đặt tại trên quốc lộ 14 (gần cầu 14, xã Hòa Phú, phía Nam TP. Buôn Ma Thuột) và xảy ra nghịch lý, bên kia cầu địa bàn tỉnh Đắk Nông, cách khoảng 10km, trạm cân tỉnh này đang hoạt động. Do đó, quốc lộ 14 đoạn phía Bắc từ Gia Lai sang dài gần 200km trống trạm cân, xe tải vô tư tung hoành.

Theo kế hoạch, trạm cân tiếp tục được chuyển tới đặt tại Km 17+800, quốc lộ 27 (huyện Cư Kuin) cách trung tâm TP. Buôn Mê Thuột hơn 20km, tuyến đường có rất đông xe chở vật liệu xây dựng lưu thông, tuy nhiên vị trí đặt không phù hợp, xe tải lại “lách” qua tỉnh lộ 669 nối tỉnh lộ 2 đổ ra quốc lộ 14 (xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột) để né trạm cân.

Và cũng tại vị trí đặt tram cân này, do số lượng xe quá tải qua đây quá ít, cán bộ trạm cân lơ là, chẳng thèm đến thay ca trực dẫn đến mất máy tính. Riêng tuyến tỉnh lộ 2 (từ quốc lộ 14 đi huyện Krông Ana) nằm trong kế hoạch đặt trạm cân, hiện đang bị băm nát vì xe chở vật liệu xây dựng, thì từ khi triển khai đến nay TTGT chưa một lần đặt trạm cân.

Về những vấn đề trên, ông Lê Công Chức – Chánh thanh tra Sở GTVT, thừa nhận việc chọn vị trí đặt trạm cân để kiểm soát tải trọng có nhiều cập. Tuy nhiên, theo ông Chức đó là nguyên nhân khách quan, bởi hạ tầng giao thông của tỉnh xuống cấp trầm trọng, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đều rất hẹp, do đó việc tìm được một vị trí đặt trạm cân phù hợp, đúng tiêu chuẩn không hề dễ.
 
Trạm cân “vây chặt” xe quá tải

*Qua khảo sát, số liệu cân xe ở trạm cân đầu tiên được đặt tại Trạm thu phí cho tỷ lệ phát hiện xe quá tải cao hơn hẳn so với các trạm kiểm soát tải trọng xe di động. Vì vậy Bộ GTVT đang có kế hoạch xây dựng trạm cân tải trọng tại các trạm thu phí trên toàn tuyến QL1 và QL14 để “vây chặt” xe quá tải.

Gần 50% xe quá tải

Điểm đặt cân kiểm tra tải trọng đầu tiên kết hợp cùng trạm thu phí được đặt tại Trạm thu phí Bến Thủy 2 do nhà đầu tư là Công ty CP Công trình giao thông 4 (CIENCO4) quản lý. Đây là trạm cân tốc độ thấp được đầu tư với trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng với mục đích thống kê tình trạng xe quá tải lưu thông trên các tuyến giao thông do đơn vị làm chủ đầu tư và các tuyến giao thông khác.

Được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 6, chỉ trong 10 ngày đầu hoạt động tỷ lệ phát hiện xe quá tải cao hơn hẳn so với các trạm kiểm soát tải trọng xe di động được bố trí ở các địa phương. Cụ thể, trong số 27.100 xe lưu thông qua tuyến QL1 ở cả hai chiều Nam – Bắc đã phát hiện được gần 12.000 xe quá tải, chiếm khoảng 41,27%.

Tỷ lệ này tiếp tục được duy trì trong thời gian kế tiếp. Cụ thể, trong cả tháng 7, hệ thống cân tốc độ thấp đã ghi nhận tự động được 31.414 xe quá tải, chiếm 40,81% lượng xe qua Trạm thu phí Bến Thủy 2. Trong khi, tỷ lệ trung bình phát hiện xe quá tải từ các trạm kiểm soát tải trọng xe di động trên cả nước chỉ hơn 22%.


5-kien-nghi-kiem-tra-can.jpg

Khác với các trạm kiểm soát tải trọng xe di động hay các trạm cân khác phải “vẫy” xe vào trạm, khi xe đi qua trạm thu phí phải giảm tốc độ, có barie gác chắn và tự động đưa xe qua điểm cân. Nhiều tài xế cũng không phát hiện ra xe của mình đang được đo tải trọng. Vì vậy, có thể nói tất cả các xe tải đi qua trạm thu phí đều được “soi” tải trọng.

Đại diện CIENCO4 cho biết đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố kỹ thuật và đề nghị mong sớm được kết nối với dữ liệu của Tổng cục Đường bộ để cung cấp số liệu về xe quá tải phục vụ cơ quan chức năng.

Thiết kế mẫu trạm cân tại trạm thu phí
 
Ông Nguyễn Văn Huyện : Sau này đương nhiên các trạm thu phí phải lắp đặt trạm cân, đây là một giải pháp lâu dài và công khai. Khi thực hiện xong thì không xe quá tải nào thoát được.
 
Bộ GTVT hiện đã đưa ra chủ trương thống nhất xây dựng các trạm thu phí, trạm cân tải trọng theo mô hình thiết kế mẫu trên hai tuyến QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14). Việc này nhằm hiện đại hóa, đồng bộ hóa hệ thống trạm thu phí trên các tuyến QL cũng như giảm phiền hà cho doanh nghiệp, người dân, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư. Bộ GTVT đã giao Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông làm việc với đơn vị thiết kế để cung cấp hồ sơ mẫu trạm thu phí, đồng thời chuyển giao công nghệ thu phí và công nghệ trạm cân tải trọng tự động cho tất cả các nhà đầu tư trên QL1 và QL14.

 Ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Doanh nghiệp lắp trạm cân tại các trạm thu phí nhưng phải theo chỉ đạo, quy chuẩn của Bộ GTVT, thêm nữa phải hòa được vào mạng để chúng tôi kiểm soát”. Như đối với trạm cân đầu tiên đã được lắp đặt tại Trạm thu phí Bến Thủy 2, ông Huyện cho hay đã chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ II làm quy chế phối hợp với chủ đầu tư để khi nhận được tin báo, lực lượng Công an, Thanh tra giao thông sẽ tiến hành xử lý ngay.

Hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang đánh giá lại hiệu quả hoạt động của hai trạm cân cố định. Sau đó sẽ tùy chỉnh theo hướng- trạm cân cố định đặt ở những trạm thu phí, các làn xe ở giữa nên cho xe khách, xe con, còn bắt buộc xe tải phải đi vào làn đường ngoài cùng. 
 
*Lãnh đạo nói gì : Sau khi nghe phản ánh của doanh nghiệp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết Chính phủ và Bộ Công an, Bộ Tư pháp đã đồng ý về chủ trương không phạt xe quá tải trọng trục khi mà tổng trọng lượng của xe không vượt quá quy định; đồng thời cũng không phạt xe vượt dưới 10% tổng trọng lượng cho phép.

 
Mật phục bắt xe quá tải khắp nơi

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, những ngày qua, lực lượng chức năng ở nhiều nơi đã mật phục truy bắt xe quá tải tại nhiều địa phương...
 
Dưới cái nắng gay gắt, đích thân Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện chỉ huy bắt đoàn xe quá tải tại công trường Nhà ga T2 Nội Bài (Hà Nội) trong đó, có chiếc chở quá tải tới 400% tải trọng.
 
Bắt xe như đánh án

Sáng 3/8, nhận được điện thoại của Tổng cục trưởng lên đường đi tuyến, tôi hỏi đi đâu, ông trả lời “cứ đi rồi biết”. Sau khi lên xe, ông Huyện mới gọi điện cho ông Trịnh Xuân Thủy - Chánh Thanh tra Tổng cục thông báo về lộ trình. Rồi ông Huyện bật mí: “Bí mật đến phút cuối cùng nhà báo ơi, giờ chúng ta đi kiểm tra thực tế xe thay đổi thiết kế và xe quá tải ra vào các công trường ở Bắc Ninh, Bắc Giang”.


1209-hoasenvang-tram-can-dien-tu-luu-dong-6
 
Tuy nhiên, khi đi qua khu vực công trường Nhà ga T2 Nội Bài, ông Huyện yêu cầu lái xe dừng lại khi phát hiện từ cổng ra vào công trường chiếc xe hiệu HOWO (hổ vồ) BKS 29LD-022.25 chở phế thải có dấu hiệu quá tải. Ngay lập tức xe TTGT có mặt yêu cầu lái xe dừng xe và đặt cân di động. Đầu xe được gắn tên Công ty TNHH Xây dựng HDT, nhưng trên cabin được gắn biển Khoa Thái Phù và cả số điện thoại liên lạc. Phải mất 20 phút TTGT mới yêu cầu được lái xe xuống xe vì anh này luôn bận “gọi điện thoại” cầu cứu. Chiếc xe bị lập biên bản hai lỗi chở quá tải và cơi nới thùng.

Cùng lúc đó, 2 chiếc xe chở cát hiệu Hyundai BKS 29X-2037 và 29X-0244 của Công ty Thương mại Tuấn Vinh chở cát cho công trường này bị TTGT chặn lại. Điều đáng nói là cả hai lái xe này đều không có giấy tờ gì khác ngoài GPLX. Trước sự quyết liệt của lực lượng chức năng yêu cầu lái xe đưa xe vào cân và gọi điện cho chủ doanh nghiệp xuất trình giấy tờ. Phải gần hai giờ sau ông Phạm Văn Giảng - Giám đốc doanh nghiệp mới mang giấy tờ đến, dù trụ sở doanh nghiệp cách đó chưa đầy 3km (Kim Chung, Đông Anh). Qua kiểm tra và đối chiếu, cả hai chiếc xe này đều chở quá tải trên 50% tải trọng cho phép. Ngoài lập biên bản đối với hành vi chở quá tải trọng, đoàn kiểm tra cũng lập biên bản đối với ông Giảng với tư cách là chủ doanh nghiệp về hành vi này.

Tới đây, ông Huyện thay đổi lịch trình, yêu cầu cả đoàn quay lại cổng ra vào công trường thi công Nhà ga T2 Nội Bài để bắt xe quá tải.
 
Con voi chui lọt lỗ kim

Trao đổi riêng với Báo Giao thông, ông Huyện cho biết, đợt này sẽ truy cả ban quản lý dự án, tư vấn giám sát vì để xe quá tải vào công trường. Đúng 14h, sau khi phát hiện xe 29C-312.96 chở cát vàng quay đầu xe để đi vào công trường, ngay lập tức một tổ TTGT ra yêu cầu dừng xe và một tốp chặn đuôi để tránh xe bỏ chạy. Chiếc xe này cũng của Công ty Tuấn Vinh, lái xe thốt lên “em tưởng các bác làm ở đây buổi sáng rồi?”. Ông Trần Hữu Hiệp - Thanh tra viên Tổng cục trả lời, chúng tôi làm liên tục và yêu cầu anh đưa xe vào cân.


1209-hoasenvang-tram-can-dien-tu-luu-dong-7

Cùng lúc đó,  xe của Công ty Vimeco, Cảng Chèm cùng hiệu “hổ vồ” chở cát vào công trường cũng bị lực lượng thanh tra chặn lại. Hai chiếc  BKS 90C-020.16, 90C-023.57 và chiếc xe hiệu Hyundai BKS 90T-7252 của doanh nghiệp Trang Khởi Linh chở đá phát hiện lực lượng chức năng đã quay đầu xe bỏ chạy vào đường ngang, nhưng không thoát khỏi sự truy đuổi của TTGT. Một chiếc xe cũng hiệu “hổ vồ” BKS 90C-026.91 của đơn vị Thanh Tùng quay đầu xe chạy về phía Hà Nội, nhưng bị lực lượng truy đuổi liền tấp vào khu dân cư gần đó trốn.

Ông Trịnh Xuân Thủy 4 lần vào quán nước yêu cầu ai là lái xe xuất trình giấy tờ nhưng không ai nhận. Tất cả những chiếc xe này đều chở đá từ Phủ Lý về Nội Bài nhưng không hiểu sao đều “lọt” sự kiểm soát của các trạm cân Hà Nam, Hà Nội…
 
Truy trách nhiệm của tư vấn và Ban QLDA

Bức xúc trước tình trạng quá nhiều xe quá tải “lọt” vào công trường, ông Nguyễn Văn Huyện đã gọi điện trực tiếp cho ông Đỗ Tất Bình - Giám đốc Ban QLDA T2 Nội Bài “truy” trách nhiệm của đơn vị này cũng như tư vấn giám sát để xe quá tải vào công trường nhưng ông Bình không nghe máy. 

Ông Huyện tiếp tục gọi điện cho Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng Hàng không yêu cầu ban QLDA và tư vấn phải có mặt để làm việc, tuy nhiên phải mất 1 giờ 30 phút sau tư vấn JV cử một chuyên gia Hàn Quốc ra, theo phiên dịch thì ông này là đại diện Tổng thầu, nhưng khi ông Huyện yêu cầu cung cấp danh sách các nhà thầu phụ nhận vật liệu của các doanh nghiệp Thanh Tùng, Trang Khởi Linh ông này không biết(?!).

Ông Huyện yêu cầu Chánh Thanh tra Trịnh Xuân Thủy làm ngay báo cáo gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng về trách nhiệm của tư vấn và ban QLDA trong việc sử dụng các nhà thầu để xe quá tải vào công trường Nhà ga T2 Nội Bài.

Cùng lúc đó, ông Bình gọi điện cho ông Huyện và thông báo các xe quá tải này phục vụ CIENCO4 thi công đường, nhưng ông Huyện quả quyết, bất cứ ai thi công nhưng nhận vật liệu từ những xe quá tải đều vi phạm, nếu Tổng giám đốc CIENCO4 làm sai cũng phải đến đây để xử lý. 

Ngay sau đó, ông Huyện gọi điện cho các đơn vị của CCIENCO4 (208, 471, Chi nhánh CIENCO4) đang thi công xác nhận thông tin có nhận vật liệu từ Trang Khởi Linh và Thanh Tùng thì đều nhận được câu trả lời là không. Trong khi tất cả những xe này đều chở vật liệu vào trạm trộn nằm trong khu vực công trường Nhà ga T2.

Nhằm lúc lực lượng chức năng mỏng và sơ hở, hai chiếc xe “hổ vồ” của doanh nghiệp Trang Khởi Linh đã nổ máy bỏ chạy, lực lượng TTGT chỉ truy đuổi được một chiếc, riêng xe BKS 90C-023.57 không thể truy đuổi được. Ông Huyện đã phải gọi điện xin tăng cường TTGT, CSGT và Cảnh sát trật tự của Hà Nội. Sau hơn hai giờ đồng hồ đôi co, những lái xe vi phạm đã buộc phải đưa xe về trạm cân dưới sự giám sát của CSGT Công an huyện Sóc Sơn và 100% các xe được kiểm tra đều chở quá tải. Cá biệt có xe BKS 90C-023.57 của doanh nghiệp Trang Khởi Linh chở quá tải đến 400%.
 
* Tìm hiểu các mức xử phạt của pháp luật
 
“Điều 27. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vận chuyển hàng hóa

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng trên xe phải chằng buộc mà không được chằng buộc chắc chắn; xếp hàng trên nóc buồng lái; xếp hàng làm lệch xe;
b) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường mà chưa đến mức vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 4 Điều này.

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ 10% đến 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và từ 5% đến 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Xếp hàng trên nóc thùng xe; xếp hàng vượt quá bề rộng thùng xe; xếp hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe;
c) Chở người trên thùng xe trái quy định; để người ngồi trên mui xe, đu bám bên ngoài xe khi xe đang chạy;
d) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận chuyển theo quy định, trừ xe taxi tải.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe taxi tải không lắp đồng hồ tính tiền cước hoặc lắp đồng hồ tính tiền cước không đúng quy định;
b) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hàng hóa không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (nếu có quy định phải gắn thiết bị) hoặc gắn thiết bị nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn theo quy định;
c) Chở hàng cấm lưu thông; vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển động vật hoang dã;
d) Chở hàng vượt quá chiều cao xếp hàng cho phép đối với xe ô tô tải thùng hở (không mui); chở hàng vượt quá chiều cao theo thiết kế của xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với xe ô tô tải thùng kín (có mui).

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Số chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 40% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn và trên 30% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Điều khiển xe liên tục quá thời gian quy định;
c) Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Vi phạm Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm d Khoản 3; Điểm a Khoản 4 Điều này bị buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng vượt quá kích thước quy định; vi phạm Điểm c Khoản 3 Điều này bị tịch thu hàng hóa cấm lưu thông, động vật hoang dã vận chuyển trái phép;

b) Vi phạm Điểm a, Điểm b Khoản 2; Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 (ba mươi) ngày;

c) Vi phạm Điểm c Khoản 2; Điểm c, Điểm d Khoản 3; Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 (sáu mươi) ngày.”

* loạt bài các trạm cân xe tải lưu động trên trên lộ trình đổi mới của vận tải Việt Nam - thử thách hay cơ hội

Tác giả: Hoa sen vàng

Nguồn tin: Online news

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

quang cao can dien tu
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây