Nhiều vấn đề nan giải xử lý xe quá tải và trạm cân xe

Thứ sáu - 28/11/2014 15:17 3707 0
Với quyết tâm trị xe quá tải nhưng liệu có được, Xe quá tải nhờ trạm cân tư nhân thoát nạn, trạm cân lưu động Phát hiện xe chở quá tải trên 200%, trạm cân xe tải vô số xe chở thép quá tải, Trạm cân kiểm xe thấp khiến xe quá trải trốn trạm gia tăng
Nhiều vấn đề nan giải xử lý xe quá tải và trạm cân xe

Tiếp theo loạt bài:

Miền Bắc kiểm tra xe tải - trạm cân xe tải di động
Miền Đông-Kiểm tra tải trọng xe tải và xử phạt
Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra xe tải, xe chở quá tải
Tp. Hồ Chí Minh và những hạn chế giảm lượng xe chở quá tải

Vấn đề xe quá tải và các trạm cân lưu động
Sự cố liên tục với trạm cân xe tải lưu động
Nghiêm khắc kiểm tra xử phạt xe quá tải

Nếu hư hỏng do sét đánh trạm cân thì tự sửa

Sai phạm ngay chính tại các trạm cân lưu động
Tăng cường cân điện tử xách tay nhưng không triệt để
không lùi bước kiểm soát tải trọng xe, phạt nghiêm xe vượt trạm cân
Kiểm soát xe quá tải vẫn rối ren và nhiều vấn đề phát sinh cân


Xe quá tải nhờ trạm cân tư nhân thoát nạn


Nhiều chủ hàng, tài xế ở Đắk Lắk đã chủ động cân tải trọng trước tại các trạm cân tư nhân để tránh bị phạt vì chở quá tải.

Với quyết tâm trị xe quá tải, Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk đã lắp đặt trạm cân lưu động trên các tuyến quốc lộ 14, 26 và 27. Điều này khiến nhiều chủ hàng và tài xế chở hàng nông sản lo âu, bởi lâu nay họ chỉ chở theo kiểu đếm bao tải hàng nông sản chất lên xe chứ không cân chính xác. Do vậy khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, nhiều tài xế đành ngậm ngùi nộp phạt vì không thể thất hứa với bạn hàng.

Lo âu trên phần nào được gỡ bỏ kể từ khi nhiều cá nhân nhanh nhạy bỏ tiền lắp đặt các trạm cân tư nhân. Như gia đình ông Huỳnh Viết Bình ở thôn 2, xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đầu tư hơn 300 triệu đồng mua cân điện tử lắp đặt tại nhà để cân đo sản lượng nông sản thu mua.

“Việc sử dụng cân tại nhà rất tiện lợi khi mua bán hàng hóa cũng như giúp tôi nắm được tải trọng chính xác của các xe, ra đường không sợ mắc lỗi chở quá tải. Khi chưa có cân, chúng tôi phải cân từng bao hoặc xúc từng thúng bỏ lên cân bàn rồi cộng trừ nhân chia đủ thứ. Giờ có cân này rồi, xe chở hàng về chạy thẳng lên cân, tôi chỉ cần ngồi một chỗ vẫn biết tải trọng của từng xe. Hơn nữa khi biết chính xác lượng hàng chuyên chở, tài xế chỉ việc bon bon chạy, không lo tránh né, nằm chờ vượt lén trạm cân nên thời gian vận chuyển hàng cũng được rút ngắn” - ông Bình cho biết.

het-so-qua-tai-nho-tram-can-tu-nhan-5

Còn anh Lê Văn Năm, chủ doanh nghiệp thu mua nông sản ở xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông, cho hay: “Nhà tôi làm nghề kinh doanh nên phải giữ uy tín với khách hàng, hứa lúc nào phải giao đúng hẹn. Trước đây tôi cứ cho chất hàng đầy xe, ra đường nhiều khi bị phạt vì chở quá tải trọng nhưng đành chịu. Giờ có các trạm cân tư nhân nên khỏe hơn nhiều. Mỗi lần chở hàng đi nhập, tôi cứ cho xe chạy đi cân trước, chỉ tốn vài giây là biết chính xác tải trọng. Chứ nếu cứ cắm đầu chạy ra đường như trước đây thì vừa mất tiền nộp phạt quá tải, vừa mất thời gian, uy tín với bạn hàng”.

 

Gần đây, nhiều chủ hàng, tài xế đã chủ động cân tải trọng trước tại các trạm cân tư nhân. Điều này giúp giảm chi phí cân đo cũng như rút ngắn thời gian xử lý cho lực lượng kiểm tra. Ngày 26-11, tỉnh sẽ cho các đơn vị là đầu mối hàng hóa ký cam kết không xếp hàng vượt quá trọng tải cho phép theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Khi đó, các trạm cân tư nhân sẽ phát huy hiệu quả nhiều hơn nữa.

Ông ĐỖ BÌNH CHÍNH, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk

Tôi đã đầu tư hơn 600 triệu đồng lắp đặt trạm cân. Độ chính xác của cân rất cao, chỉ dao động 5-10 kg. Từ khi có trạm cân, các xe của tôi ra đường không còn nơm nớp lo bị phạt vì chở hàng quá tải. Thấy có lợi như vậy, gần đây nhiều xe tải khác cũng đến trạm của tôi cân trước để an tâm hơn khi ra đường.

Anh DƯƠNG VĂN TRƯỜNG LỘC, chủ doanh nghiệp thu mua nông sản ở TP Buôn Ma Thuột

Mỗi lần chở hàng gặp trạm cân lưu động là mình sợ lắm, lái xe lên cân mà tim đập loạn xạ, mắt chăm chăm vào đồng hồ báo số liệu. Giờ thì đỡ lo rồi bởi trước khi xuất hàng đi, mình cho xe chạy thẳng vào trạm cân tư nhân trước. Nếu quá tải thì mình nói ngay để chủ hàng hạ tải. Nhờ vậy mà lâu nay mình không bị phạt về lỗi chở hàng quá tải.

Anh TRẦN CHUNG, tài xế xe tải chở cà phê tuyến Krông Bông - Buôn Ma Thuột

 

Ông Y Kriăl Byă (Ama Dhen), Phó Chủ tịch UBND xã Yang Reh, huyện Krông Bông, cho biết thêm: Các trạm cân xe kể trên đều do người dân bỏ tiền túi ra trang bị nhằm phục vụ công việc mua bán hàng hóa của doanh nghiệp, kế đó là cân thuê cho các xe khác. Mức phí thu thường do họ thỏa thuận với nhau, dao động từ vài chục tới khoảng 100.000 đồng/xe tùy tải trọng.

“Từ khi có các trạm cân tư nhân đến nay, chưa một ai phàn nàn về vấn đề thu phí của các chủ cân. Các trạm cân tư nhân giúp ích rất nhiều cho người dân trong quá trình vận chuyển nông sản. Nếu mô hình này được nhân rộng, chắc chắn những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe chở quá tải sẽ giảm đi rất nhiều” - ông Y Kriăl Byă (Ama Dhen) nói.
 

Phát hiện xe chở quá tải trên 200%


Khi tiến hành cân tải trọng ba chiếc xe tải nói trên đều vượt quá trọng tải cho phép.

Ngày 27-11, tổ tuần tra liên ngành của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an Đà Nẵng) và Thanh tra Sở GTVT đã phát hiện ba trường hợp xe chở hàng quá tải trên 200%. Cụ thể, trên tuyến đường Cách mạng tháng Tám (Q.Cẩm Lệ), tổ cân lưu động tiến hành kiểm tra tải trọng đối với xe tải mang BKS 82C – 009.27 do tài xế Lê Văn Trình (trú tại Kon Tum) điều khiển. Kết quả, xe này chỉ cho phép tải trọng 15,4 tấn nhưng chở hàng 48 tấn (quá tải hơn 200%).

phat-hien-ba-xe-cho-qua-tai-tren-200

Tiếp đó, hai xe tải khác mang BKS 82K – 2216 của tài xế Trần Công Minh và xe 77H – 7249 của Thái Văn Cư (cùng ngụ tại Bình Định) cũng chở hàng vượt quá tải trọng cho phép trên 200%. Cụ thể xe của Minh chỉ được phép chở tám tấn hàng nhưng “chất lên” 21 tấn. Tải trọng xe của Cư chỉ tối đa là 10,7 tấn nhưng chở đến 30 tấn hàng hóa.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm đối với các xe tải nói trên, đồng thời buộc hạ tải trước khi cho lưu thông. Theo quy định, các xe này sẽ bị phạt hành chính sáu triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 60 ngày.

Vô số xe chở thép quá tải


Mặc cho cả nước chống xe quá tải, ở nhiều nhà máy thép đóng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc giao nhận hàng quá tải vẫn diễn ra rầm rộ.

“Nhiều công ty, nhà máy sản xuất thép ở Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) chất hàng quá tải lên xe và các xe này ung dung chạy trên đường mà chẳng bị phạt vạ gì. Họ chở quá tải nên những xe chở hàng đúng tải trọng như chúng tôi bị mất mối, thu nhập sụt giảm…”. Một tài xế ở huyện Hóc Môn, TP.HCM than với chúng tôi.

Hàng chục xe quá tải ra vào nhà máy

 

Nhiều ngày có mặt ở các nhà máy sản xuất thép ở Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 (huyện Tân Thành, BR-VT), chúng tôi ghi nhận phản ánh trên không sai. Nhiều xe chở phôi thép và thép thành phẩm lặc lè ra vào các nhà máy thép trên địa bàn này mà không gặp bất kỳ sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

Theo ghi nhận, tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 có các nhà máy thép Pomina 2 (Công ty Cổ phần Pomina2), Miền Nam (Công ty Thép Miền Nam) và Vina Kyoei (Công ty TNHH Thép Vina Kyoei). Ghi nhận tại một số nhà máy trên, hằng ngày có hàng chục xe chở thép và phôi thép quá tải ra vào nhà máy.

loan-xe-cho-thep-qua-tai-5

 

Chiều 19-11, chiếc đầu kéo kéo theo rơmoóc 72R-004.41 chất đầy phôi thép tiến vào Nhà máy thép Vina Kyoei. Theo hình ảnh chúng tôi ghi được, trên xe chứa khoảng 80 thanh phôi thép. Theo quy cách của loại phôi thép này, số thép trên xe trên 80 tấn. Trong khi tải trọng thiết kế cho phép tham gia giao thông của rơmoóc 72R-004.41 (năm trục) chỉ 32,5 tấn.

Cùng thời điểm này, xe đầu kéo 72C-050.78 kéo theo chiếc rơmoóc 72R-005.75 chất dày đặc thép cây, xếp bốn tầng (tổng cộng 25 bó) chuẩn bị rời nhà máy. Theo quy cách đóng gói của Vina Kyoei, tổng trọng lượng của số thép trên rơmoóc 72R-005.75 không dưới 50 tấn, trong khi rơmoóc này chỉ cho phép chở tối đa 32,5 tấn!

Trong khi chiếc xe trên làm thủ tục rời nhà máy thì phía sau, xe đầu kéo 72C-049.21 với rơmoóc 72R-004.13 chở 23 bó thép vượt lên.

Cũng tại nhà máy này, xe đầu kéo 72C-015.84 kéo rơmoóc 72R-0293 phía trên nai nịt bốn chồng thép với gần 30 bó chuẩn bị ra đường…

Tài xế T. đang chờ lấy hàng từ Nhà máy Vina Kyoei cho biết những ngày cao điểm có khoảng 40 lượt xe vào lấy thép thành phẩm chở đi giao cho các nơi. “Thép cây hay thép cuộn đều được đóng gói theo quy cách của đơn vị sản xuất với trọng lượng cụ thể. Ngoài ra, nhìn vào số trục của các rơmoóc cũng dễ dàng xác định được sức chở tối đa. Tức với loại hàng này, chỉ cần đếm các cuộn thép và số trục của rơmoóc là biết ngay xe nào chở hàng quá tải” - ông T. nói.

loan-xe-cho-thep-qua-tai-52

Và ung dung qua trạm

 

Thực ra thông tin này không quá ghê gớm đối với “dân” vận tải, bởi đây gần như là những điều cơ bản, phổ thông mà ai cũng có thể biết. Ngoài ra, trong các quy định của Bộ GTVT về tải trọng, giới hạn xếp hàng trên xe khi lưu thông cũng được nêu rõ ràng, đầy đủ với các kiểu, loại xe.

Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị cơ quan đăng kiểm hỗ trợ thông tin và xác định được: Với số thép trên xe mà chúng tôi ghi hình thì xe đầu kéo 72C-049.21 “lôi” rơmoóc 72R-004.13 có dấu hiệu chở quá tải trên 40%. Thế nhưng xe này sau khi rời nhà máy, ung dung ra quốc lộ 51 mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Cũng với cách trên, chúng tôi xác định xe 72C-015.84 chở hàng quá tải khoảng 100%. Dù vậy tài xế xe này không bận tâm đến việc che bạt trước khi cho xe lăn bánh ra đường…

Hầu hết xe chở thép, phôi thép quá tải đều chạy trên tuyến quốc lộ 51 để giao, nhận hàng cho các doanh nghiệp, công trình ở Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM… và trên quốc lộ này có một trạm cân lưu động để kiểm soát tải trọng xe. Và mỗi ngày có hàng ngàn lượt xe tải, xe đầu kéo chở hàng chạy trên tuyến quốc lộ này nhưng trong những ngày đeo bám các xe chở thép quá tải, chúng tôi ghi nhận ở trạm cân này nhiều xe chở thép ung dung qua trạm.

Chiều tối 24-11, chiếc đầu kéo 61C-107.63 kéo rơmoóc 51R-026.71 trên đó chất sắt cây, sắt cuộn khoảng 50 tấn ung dung đi qua trạm cân mà không gặp trở ngại nào. Trong khi rơmoóc này chỉ cho phép chở tối đa 30 tấn!

loan-xe-cho-thep-qua-tai-53

Trạm cân kiểm xe thấp

 

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ khi BR-VT đặt trạm cân trên quốc lộ 51 (tháng 4 đến tháng 11-2014), có gần 4.100 lượt xe qua trạm cân, trong đó có trên 400 xe vi phạm quá tải. So sánh với các địa phương, số xe quá tải qua trạm cân được ghi nhận ở BR-VT thấp hơn tỉ lệ trung bình của cả nước và con số kiểm tra xe quá tải qua trạm cân ở tỉnh cũng rất thấp so với nhiều địa phương. Cụ thể, trên cả nước có nhiều địa phương đã kiểm tra được trên 10.000 lượt xe, trong đó Cần Thơ kiểm tra được 36.000 xe, Bình Phước 25.000 xe… Nguyên nhân xuất phát từ việc trạm cân hoạt động không liên tục, về số giờ chỉ đạt 85% (chưa kể trong thời gian hoạt động, nhiều cán bộ “lơ” cho xe qua - NV).

 

Tác giả: Hoa sen vàng

Nguồn tin: Online news

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

quang cao can dien tu
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây