BẠN ĐẶT CÂU HỎI - TÔI TRẢ LỜI
Module logo

Trung tâm đo lường

Các câu hỏi thường gặp Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TT3) , cân điện tử hoa sen vàng

Những câu hỏi chung:

  • Câu hỏi Xin cho biết sự khác nhau giữa "kiểm định" và "hiệu chuẩn"?
  • Trả lời
    Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt. Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong "Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định" theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

    Hiệu chuẩn phương tiện đo là thiết lập mới tương quan giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn, khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không.

    Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.



     
  • Câu hỏi Các phương tiện đo nào thì áp dụng hình thức kiểm định, các phương tiện đo nào thì áp dụng hình thức hiệu chuẩn?
  • Trả lời
    Tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu, sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định thì phải đăng ký kiểm định theo các chế độ kiểm định quy định tại Pháp lệnh Đo lường. Danh mục phương tiện đo phải kiểm định được ban hành kèm theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Kiểm định bao gồm: các phương tiện đo có liên quan đến việc xác định lượng hàng hoá khi mua bán, giao nhận; liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và môi trường; liên quan đến việc giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.

    Hiệu chuẩn được thực hiện đối với các phương tiện đo trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu KHCN, quản lý chất lượng,... không nằm trong phạm vi của QĐ13/2007.

     
  • Câu hỏi Các đơn vị đo lường cơ bản theo hệ SI?
  • Trả lời
    Đơn vị đo lường hợp pháp được quy định trong Nghị định số 134/2007/NĐ-CP ngày 15/8/2007 của Chính phủ quy định về đơn vị đo lường chính thức của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI) gồm bảy đơn vị cơ bản và các đơn vị dẫn xuất được suy ra từ các đơn vị cơ bản này.
    1. Bảy đơn vị cơ bản của hệ SI:
     
    TT Đại lượng Tên đơn vị Ký hiệu đơn vị
    1 độ dài mét m
    2 khối lượng kilôgam kg
    3 thời gian giây s
    4 cường độ dòng điện ampe A
    5 nhiệt độ nhiệt động học kenvin K
    6 lượng vật chất mol mol
    7 cường độ sáng candela cd

    2. Các đơn vị dẫn xuất của hệ SI:
    TT Đại lượng Đơn vị Thể hiện theo đơn vị cơ bản thuộc hệ đơn vị SI
    Tên Ký hiệu
    1. Đơn vị không gian, thời gian và hiện tượng tuần hoàn
    1.1  góc phẳng (góc) radian rad m/m
    1.2  góc khối steradian sr m2/m2
    1.3  diện tích mét vuông m2 m.m
    1.4  thể tích (dung tích) mét khối m3 m.m.m
    1.5  tần số héc Hz s-1
    1.6  vận tốc góc radian
    trên giây
    rad/s s-1
    1.7  gia tốc góc radian trên giây bình phương rad/s2 s-2
    1.8  vận tốc mét trên giây m/s m.s-1
    1.9  gia tốc mét trên giây bình phương m/s2 m.s-2
    2. Đơn vị cơ
    2.1  khối lượng theo chiều dài (mật độ dài) kilôgam
    trên mét
    kg/m kg.m-1
    2.2  khối lượng theo bề mặt (mật độ mặt) kilôgam trên mét vuông kg/m2 kg.m-2
    2.3  khối lượng riêng (mật độ) kilôgam trên mét khối kg/m3 kg.m-3
    2.4  lực niutơn N m.kg.s-2
    2.5  mômen lực niutơn mét N.m m2.kg.s-2
    2.6  áp suất, ứng suất pascan Pa m-1.kg.s-2
    2.7  độ nhớt động lực pascan giây Pa.s m-1.kg.s-1
    2.8  độ nhớt động học mét vuông trên giây m2/s m2.s-1
    2.9  công, năng lượng jun J m2.kg.s-2
    2.10  công suất oát W m2.kg.s-3
    2.11  lưu lượng thể tích mét khối
    trên giây
    m3/s m3.s-1
    2.12  lưu lượng khối lượng kilôgam
    trên giây
    kg/s kg.s-1
    3. Đơn vị nhiệt
    3.1  nhiệt độ Celsius độ Celsius oC t = T - T0; trong đó t là nhiệt độ Celcius, T là nhiệt độ nhiệt động học và T0 =273,15.
    3.2  nhiệt lượng jun J m2.kg.s-2
    3.3  nhiệt lượng riêng jun trên kilôgam J/kg m2.s-2
    3.4  nhiệt dung jun trên kenvin J/K m2.kg.s-2.K-1
    3.5  nhiệt dung khối (nhiệt dung riêng) jun trên kilôgam kenvin J/(kg.K) m2.s-2.K-1
    3.6  thông lượng nhiệt oát W m2.kg.s-3
    3.7  thông lượng nhiệt bề mặt (mật độ thông lượng nhiệt) oát trên mét vuông W/m2 kg.s-3
    3.8  hệ số truyền nhiệt oát trên mét vuông kenvin W/(m2.K) kg.s-3.K-1
    3.9  độ dẫn nhiệt (hệ số dẫn nhiệt) oát trên mét kenvin W/(m.K) m.kg.s-3.K-1
    3.10  độ khuyếch tán nhiệt mét vuông trên giây m2/s m2.s-1
    4. Đơn vị điện và từ
    4.1 điện lượng (điện tích) culông C s.A
    4.2 điện thế, hiệu điện thế (điện áp), sức điện động vôn V m2.kg.s-3.A-1
    4.3 cường độ điện trường vôn trên mét V/m m.kg.s-3.A-1
    4.4 điện trở ôm W m2.kg.s-3.A-2
    4.5 điện dẫn (độ dẫn điện) simen S m-2.kg-1.s3.A2
    4.6 thông lượng điện (thông lượng điện dịch) culông C s.A
    4.7 mật độ thông lượng điện (điện dịch) culông trên mét vuông C/m2 m-2.s.A
    4.8 công, năng lượng jun J m2.kg.s-2
    4.9 cường độ từ trường ampe trên mét A/m m-1.A
    4.10 điện dung fara F m-2.kg-1.s4.A2
    4.11 độ tự cảm henry H m2.kg.s-2.A-2
    4.12 từ thông vebe Wb m2.kg.s-2.A-1
    4.13 mật độ từ thông, cảm ứng từ tesla T kg.s-2.A-1
    4.14 suất từ động ampe A A
    4.15 công suất tác dụng (công suất) oát W m2.kg.s-3
    4.16 công suất biểu kiến vôn ampe V.A m2.kg.s-3
    4.17 công suất kháng var var m2.kg.s-3
    5. Đơn vị ánh sáng và bức xạ điện từ có liên quan
    5.1  năng lượng bức xạ jun J m2.kg.s-2
    5.2  công suất bức xạ (thông lượng bức xạ) oát W m2.kg.s-3
    5.3  cường độ bức xạ oát trên steradian W/sr m2.kg.s-3
    5.4  độ chói năng lượng oát trên steradian mét vuông W/(sr.m2) kg.s-3
    5.5  năng suất bức xạ oát trên mét vuông W/m2 kg.s-3
    5.6  độ rọi năng lượng oát trên mét vuông W/m2 kg.s-3
    5.7  độ chói candela trên mét vuông cd/m2 m-2.cd
    5.8  quang thông lumen lm cd
    5.9  lượng sáng lumen giây lm.s cd.s
    5.10  năng suất phát sáng (độ trưng) lumen trên mét vuông lm/m2 m-2.cd
    5.11  độ rọi lux lx m-2.cd
    5.12 lượng rọi lux giây lx.s m-2.cd.s
    5.13  độ tụ (quang lực)  điôp điôp m-1
    6. Đơn vị âm
    6.1  tần số âm héc Hz s-1
    6.2  áp suất âm pascan Pa m-1.kg.s-2
    6.3  vận tốc truyền âm mét trên giây m/s m.s-1
    6.4  mật độ năng lượng âm jun trên mét khối J/m3 m-1.kg.s-2
    6.5  công suất âm oát W m2.kg.s-3
    6.6  cường độ âm oát trên mét vuông W/m2 kg.s-3
    6.7  trở kháng âm (sức cản âm học) pascan giây trên mét khối Pa.s/m3 m-4.kg.s-1
    6.8  trở kháng cơ (sức cản cơ học) niutơn giây trên mét N.s/m kg.s-1
    7. Đơn vị hoá lý và vật lý phân tử
    7.1  nguyên tử khối kilôgam kg kg
    7.2  phân tử khối  kilôgam kg kg
    7.3  nồng độ mol mol trên mét khối mol/m3 m-3.mol
    7.4  hoá thế jun trên mol J/mol m2.kg.s-2.mol-1
    7.5  hoạt độ xúc tác katal kat s-1.mol
    8. Đơn vị bức xạ ion hoá
    8.1  độ phóng xạ (hoạt độ) becơren Bq s-1
    8.2  liều hấp thụ, kerma gray Gy m2.s-2
    8.3  liều tương đương sivơ Sv m2.s-2
    8.4  liều chiếu culông trên kilôgam C/kg kg-1.s.A
     
     
  • Câu hỏi Đơn giá hiệu chuẩn, kiểm định được quy định như thế nào?
  • Trả lời
    Hiện tại nhà nước có quy định phí và lệ phí kiểm định đối với các thiết bị nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm định. Bạn có thể xem chi tiết ở Thông tư số 83/2002/TT-BTC do Bộ tài chính phát hành. Còn giá hiệu chuẩn trang thiết bị là do thoả thuận với khách hàng.

     
  • Câu hỏi Trung tâm Kỹ thuật 3 có các chi nhánh ở các tỉnh khác không?
  • Trả lời
    Hiện nay, Trung tâm Kỹ thuật 3 đã thành lập chi nhánh chính thức tại Quảng Ngãi, địa chỉ: 104 Lê Lợi, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.
  • Câu hỏi Giấy chứng nhận Kiểm định/Hiệu chuẩn do Quatest 3 cấp có được công nhận ở nước ngoài không? nếu có là những nước nào?
  • Trả lời
    Việt Nam đang tiến hành các thủ tục để tham gia vào thoả thuận công nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (Global Mutual Recognition Arangement - MRA).
    Sau khi tham gia, các kết quả đo lĩnh vực đo lường do QUATEST 3 cấp được công nhận ở những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã được tham gia vào MRA. Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin này lên website để quý khách tham khảo.
  • Câu hỏi Cho biết chu kỳ Kiểm định/ Hiệu chuẩn là bao lâu?
  • Trả lời
    Chu kỳ kiểm định phương tiện đo được quy định cụ thể trong Danh mục phương tiện đo phải kiểm định theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ. Chế độ kiểm định Nhà nước bao gồm kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường.

    Kiểm định ban đầu được áp dụng đối với các phương tiện đo lường mới được sản xuất, sửa chữa hoặc nhập khẩu. Kiểm định định kỳ được áp dụng đối với phương tiện đo lường đang sử dụng. Kiểm định bất thường được áp dụng khi tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường.

    Chu kỳ hiệu chuẩn phương tiện đo phụ thuộc vào tần suất và tình trạng sử dụng của thiết bị, người sử dụng sẽ quyết định chu kỳ. Cơ quan hiệu chuẩn chỉ đưa ra thời hạn kiến nghị áp dụng.


     
  • Câu hỏi Phương pháp Kiểm định/Hiệu chuẩn phương tiện đo?
  • Trả lời
    Hiện nay, phương pháp kiểm định/ hiệu chuẩn phương tiện đo do Trung tâm Kỹ thuật 3 thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành cũng như các phương pháp được ban hành bởi các tiêu chuẩn hóa khu vực và quốc tế hoặc quy trình hiệu chuẩn do Trung tâm Kỹ thuật 3 biên soạn nếu cơ quan có thẩm quyền cho ban hành chính thức.


     
  • Câu hỏi Lợi ích của việc Kiểm định/Hiệu chuẩn phương tiện đo?
  • Trả lời
    Phương tiện đo dùng để xác định các đặc tính hoặc tính năng sử dụng của sản phẩm, vật liệu, thiết bị nhằm phục vụ việc kiểm tra chất lượng, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, bảo hành, sửa chữa và phục hồi sản phẩm; Việc tiến hành kiểm định/hiệu chuẩn phương tiện đo nhằm đảm bảo độ tin cậy, chính xác của phương tiện đo và là điều kiện cần thiết để bảo đảm việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu khoa học của ngành, của cơ sở.

     
  • Câu hỏi Chi phí của việc Kiểm định/Hiệu chuẩn phương tiện đo?
  • Trả lời
    Chi phí của việc kiểm định/ hiệu chuẩn phương tiện đo tùy thuộc vào từng chuẩn loại cụ thể. Vui lòng liên hệ phòng nhận mẫu của QUATEST 3 số 31 Hàn Thuyên, Quận 1, TP.HCM - Khu thử nghiệm Biên Hòa số 7 đường số 1, KCN Biên Hòa 1 để biết thêm chi tiết.


     
  • Câu hỏi Nơi nhận kết quả Kiểm định/Hiệu chuẩn?
  • Trả lời
    Kết quả kiểm định/ thử nghiệm được chuyển trả đến khách hàng tại địa điểm nhận mẫu của QUATEST 3 số 31 Hàn Thuyên, Quận 1, TP.HCM hoặc Khu thử nghiệm Biên Hòa số 7 đường số 1, KCN Biên Hòa 1, QUATEST 3 có thể gửi kết quả đến nơi khách hàng yêu cầu bằng đường phát chuyển nhanh (có tính phí dịch vụ)


     

Mua hàng - thanh toán

  Hướng dẫn mua hàng và thanh toán   Hướng dẫn quy trình mua hàng và thanh toán giúp quý khách mua hàng và nhận hàng một cách nhanh nhất.   Bước 1: Xem các loại cân điện tử   Các sản phẩm của chúng tôi trong khu vực "Cân điện tử" được sắp xếp theo các danh mục...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của cân điện tử ?

quang cao can dien tu
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây